Nấm hương – nấm đông cô từ lâu được coi là một nguồn thực phẩm phổ biến ở châu Á. Loại nấm này cũng được coi là một biểu tượng hoàng gia của Nhật Bản.
Nấm hương có dạng như cái ô, đường kính 4–10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Nấm hương có một chân đính vào giữa tai nấm.
Mặt trên tai nấm màu nâu, mặt dưới có nhiều bản mỏng xếp lại. Trên mặt nấm có những vảy nhỏ màu trắng. Thịt nấm màu trắng, cuống hình trụ.
Nấm mọc ký sinh trên những cây có lá to và thay lá mỗi mùa như dẻ, sồi, phong.
Loài nấm này mọc hoang nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Ở Mỹ, nông dân trồng nấm hương tại các trang trại. Mỗi khúc gỗ có thể cho nấm ký sinh 3-7 năm.
Các chất và thành phần trong nấm:
Đồng thời, nó còn mang lại giá trị dinh dưỡng năng lượng cao cùng nhiều các vitamin như B3, B5, B2, B6, D
Các khoáng chất như đồng, kẽm, kali, sắt, magie…
Trong nấm hương có tới 30 loại enzyme và đó là các axit amin tốt cho cơ thể.
Nấm có tác dụng điều hoà khí huyết, tăng cường hệ miễn dịch, trợ giúp tiêu hoá.
Có hàm lượng chất béo ít và là những acid béo chưa bão hòa, tốt cho sức khỏe.
Không những thế nấm hương còn nhiều các tác dụng dược liệu như giúp chống lại các tế bào ung thư, tốt cho hệ tim mạch, tăng cường khả năng miễn dịch…
Tác dụng của nấm hương đối với sức khỏe.
Tăng cường hệ thống miễn dịch.
Thường xuyên sử dụng nấm hương có thể giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch.
Chất polysaccharide tác động mạnh mẽ đến phản ứng miễn dịch bằng cách gây ảnh hưởng đến các phản ứng gen ở ruột non, manh tràng và ruột kết.
Ngoài ra, theo nghiên cứu khác thực hiện trên 22 người (cả nam lẫn nữ, từ độ tuổi 21 – 41 tuổi), tiêu thụ 5 hoặc 10g nấm hương mỗi ngày trong suốt 4 tuần.
Kết quả cho thấy một số dấu hiệu có liên quan đến hệ miễn dịch được cải thiện đáng kể và nhất là mức độ viêm của họ giảm xuống.
Tuy nhiên, mỗi ngày không nên ăn quá 50 gram nấm hương.
Bổ sung sắt tốt.
Nếu cơ thể bạn đang bị thiếu sắt thì lựa chọn ăn nấm hương là hoàn toàn hợp lý vì nấm hương bổ sung sắt tốt cho cơ thể.
Nấm hương tốt cho gan.
Ăn nấm hương cũng tốt cho gan, nấm hương có tác dụng bảo vệ gan và giải độc cho gan.
Trong nấm hương có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào.
Nó thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào Lympho – đây là loại tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Hợp chất Eritadenine có khả năng ức chế một loại enzyme liên quan đến việc sản xuất cholesterol.
Hợp chất sterol ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol diễn ra trong ruột.
Chất xơ beta glucan góp phần làm giảm cholesterol.
Ngoài ra, nấm hương còn có tác dụng trong việc phòng chống sự gia tăng huyết áp cao.
Giúp làm giảm cholesterol trong máu.
Nấm hương hỗ trợ tốt cho sức khỏe tim mạch nhờ làm giảm huyết áp và nồng độ cholesterol có trong máu.
Hợp chất eritadenine – đã được chứng minh trong việc làm giảm cholesterol trong máu hiệu quả.
Chứa chất chống oxy hóa.
Đặc biệt, chất chống oxy hóa mạnh L-ergothioneine có trong nấm hương cao hơn hẳn so với nồng độ L-ergothioneine có trong mầm lúa mì và gan gà – vốn là hai loại thực phẩm cung cấp nguồn L-ergothioneine dồi dào từ trước đến nay.
Mặc dù nấm hương có nhiều lợi ích rất tuyệt vời, nhưng bên cạnh đó, loại nấm này cũng có một số tác hại cho cơ thể.
Tiêu chảy.
Gây ra một số tình trạng cho hệ tiêu hóa bao gồm đầy bụng, tiêu chảy, đau bụng và buồn nôn.
Thường xảy ra khi bạn ăn quá nhiều nấm hương trong một bữa ăn hoặc cơ thể không có khả năng xử lý nấm trong cùng một lúc
Tăng bạch cầu.
Tăng bạch cầu chính là một tác hại khi bạn ăn nấm hương.
Ăn 4g nấm hương mỗi ngày trong vòng 10 tuần có thể làm tăng bạch cầu toan tính, là tình trạng gia tăng bất thường về số lượng bạch cầu, có thể liên quan đến các triệu chứng tiêu hóa đường ruột khi ăn nấm hương.
Dị ứng.
Nấm hương có thể gây ra dị ứng ở một số người, ảnh hưởng bất lợi đến da, mũi, họng hoặc phổi của bạn.
Các triệu chứng thông thường của phản ứng dị ứng với nấm là xuất hiện phát ban, sưng mặt, cổ họng, khó thở và nhịp tim tăng lên.
Các triệu chứng có thể làm bạn khó chịu và suy nhược cơ thể.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là trong nấm hương có chất lentinan.
Chất này được cho là khiến các mạch máu trong cơ thể giãn nở và rò rỉ một lượng nhỏ các hợp chất gây kích ứng ngay bên dưới da
Lentinan bị phân hủy ở nhiệt độ cao, đó là lý do chỉ khi ăn nấm tươi hoặc chưa nấu chín mới gây ra hiện tượng phản ứng.
Nấm hương có nhiều lợi ích nhưng bạn cũng cần lưu ý những tác hại trên để bảo vệ sức khỏe của mình nhé.
Bài viết nấm hương và nấm đông cô được tổng hợp bởi Trang Beauty Spa.
Like page Trang Spa – Gia Lâm, Hà Nội để cập nhật nhiều thông tin bổ ích.
Xem thêm
» King Oyster mushroom là nấm gì
» Shiitake mushroom là nấm gì