Thai nhi tăng cân quá nhanh phải làm sao? Xem sức khỏe và thể trạng của người mẹ, xem giới tính và bản thân thai nhi mắc bệnh lý,…
Hiện tượng thai nhi tăng cân quá nhanh là hiện tượng em bé phát triển quá lớn trong tử cung của mẹ.
Thai nhi tăng cân quá nhanh có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Đặc biệt nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát đúng cách.
Có thể tham khảo cân nặng của thai nhi theo từng tháng:
Từ tháng thứ 1-3 của thai kỳ: Thông thường nặng khoảng 14g
Từ tháng thứ 4-7 của thai kỳ: Nặng khoảng 900-1300g
Từ tháng thứ 8- hết thai kỳ: Nặng khoảng 2900-3400g
Em bé sinh ra với trọng lượng từ 4kg được coi là trẻ lớn.
Cân nặng thai nhi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Yếu tố di truyền: là yếu tố hàng đầu đã được quy định từ trước. Quyết định đến gần 1/3 cân nặng của thai nhi.
Thông thường độ tuổi sinh dưới 18 và trên 40 tuổi thì cân nặng thai nhi nhỏ hơn so lứa tuổi sinh sản.
Lần mang thai thứ mấy và khoảng cách hai lần sinh: con so thường bé hơn con lần sau.
Việc khoảng cách con sau sinh quá sát lần trước cơ thể mẹ chưa kịp hồi phục thì thai nhi nhẹ cân hơn.
Sức khỏe và thể trạng của người mẹ: thể trạng mẹ thấp, sức đề kháng kém thì bé cũng khó phát triển tốt. Nếu mẹ mắc bệnh đái tháo đường hoặc béo phì thì cân nặng thai nhi lớn hơn bình thường.
Giới tính và bản thân thai nhi mắc bệnh lý: thường bé trai cân sẽ nặng hơn bé gái.
Điều cần làm nếu thai nhi tăng cân quá nhanh:
Điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mẹ:
Việc thai nhi trong bụng bạn phát triển quá nhanh sẽ khiến mẹ có nguy cơ bị sinh non, sinh khó hoặc thậm chí là bị sảy thai.
Theo đó, mẹ cần giảm hàm lượng calo có trong khẩu phần ăn của mình. Bằng cách ăn nhiều rau, củ, quả hơn.
Có như vậy, thai nhi vừa hấp thu đủ chất dinh dưỡng từ mẹ mà kích thước của thai cũng sẽ không bị phát triển quá nhanh.
Chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ: nhờ vậy thai nhi cũng không bị tăng cân quá nhiều.
Tập thể dục đều đặn và thường xuyên:
Việc chăm chỉ tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày giúp cho tinh thần mẹ cảm thấy thoải mái. Giúp trọng lượng cơ thể của cả mẹ và bé không bị tăng cân lên một cách quá đà.
Tập thể dục có lợi ích vì nó thúc đẩy quá trình đốt cháy năng lượng và trao đổi chất trong cơ thể, khiến lượng calo chuyển hóa thành năng lượng.
Nhờ vậy, trọng lượng của cả mẹ và bé đều có thể phát triển đều.
Theo dõi cân nặng:
Mọi thay đổi của mẹ đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong đó bao gồm cả cân nặng.
Sự gia tăng cân nặng của mẹ khiến bé hấp thụ thừa các chất dinh dưỡng dẫn đến cân nặng của bé tăng nhanh.
Để hạn chế tình trạng này sảy ra, mẹ cần phải theo dõi quá cân nặng của bé trong bụng. Để có những hướng điều chỉnh về chế độ ăn uống, sinh hoạt và hoạt động tập luyện.
Bài viết thai nhi tăng cân quá nhanh phải làm sao được tổng hợp bởi Trang Beauty Spa.
Theo dõi page Trang Spa để cập nhật nhiều thông tin bổ ích.